Thứ Năm, 26 tháng 3, 2020

Văn phòng chia sẻ lên ngôi trong bối cảnh nguồn cung khan hiếm

Nguồn cung văn phòng khan hiếm:

Thống kê quý 1/2019 của Savills Việt Nam, tỷ lệ lấp đầy tại các tòa nhà văn phòng cao cấp tại TP HCM lên đến 98%.
Tại Hà Nội, Tỷ lệ lấp đầy văn phòng hạng A hơn 90% quý đầu năm (theo CBRE). Theo số liệu từ Cục Thống kê thành phố Hà Nội, 6.339 doanh nghiệp đăng ký mới, tăng hơn 16% so với năm trước tạo nên nhu cầu lớn cho thị trường văn phòng.
Làn sóng khởi nghiệp với sự ra đời của hàng loạt các startup cũng tiếp tục đẩy mạnh tình trạng khan hiếm nguồn cung trên thị trường văn phòng cho thuê.
Nhóm SMEs (các công ty khởi nghiệp và doanh nghiệp vừa và nhỏ) sẽ là một trong những nhóm doanh nghiệp tư nhân phát triển nhanh nhất tại Việt Nam hiện tại và trong vòng vài năm tới đây.

Văn phòng chia sẻ lên ngôi

Đối với một doanh nghiệp quy mô nhỏ, lựa chọn không gian làm việc chất lượng, giá hợp lý luôn là ưu tiên hàng đầu. Việc đặt nơi làm việc tại không gian làm việc chung cũng mang đến một hình ảnh mới mẻ, hiện đại cho các doanh nghiệp. Hình thức thuê chỗ ngồi làm việc co-working ngày một phát triển. Quanh mức 1 triệu đồng mỗi tháng, người thuê đã có thể có một chỗ ngồi làm việc tại khu vực trung tâm thành phố, thuận tiện giao dịch, đi lại. Việc sử dụng văn phòng chia sẻ giúp doanh nghiệp giải quyết được nhiều vấn đề như tiền điện, tiền nước, bãi đỗ gửi xe…
Không gian làm việc linh hoạt giúp nhân viên thay đổi thói quen làm việc để tăng sự hợp tác và tinh thần sáng tạo. Ngoài ra, mô hình này là một lựa chọn kinh tế và linh hoạt hơn cho các công ty
Nhờ giảm thiểu chi phí từ việc chia sẻ không gian và cơ sở vật chất so với loại hình văn phòng truyền thống, đến năm 2030, 30% danh mục đầu tư bất động sản thương mại của các công ty sẽ là từ không gian linh hoạt. Nhu cầu được dự báo sẽ tiếp tục gia tăng – Theo Ông Stephen Wyatt, Tổng giám đốc JLL Việt Nam
Phong trào khởi nghiệp lên cao, bùng nổ các doanh nghiệp mới và lượng doanh nghiệp có nhu cầu mở rộng văn phòng lớn đang đặt co-working trước nhiều cơ hội. Nhiều người tin rằng môi trường làm việc này kích thích sự sáng tạo và làm việc hiệu quả hơn.
Theo kết quả thống kê từ CBRE Việt Nam cho thấy, số đơn vị cung cấp dịch vụ văn phòng chia sẻ tại Việt Nam từ năm 2017 đến nay đã tăng mạnh từ 17 lên 40, và hiện tại tiếp tục tăng.
Nhiều tên tuổi tham gia vào thị trường Co-working space phải kể đến như: Regus, Toong và Up hay Dreamplex, JustCo của Singapore, Ceo Suit Hàn Quốc, CoGo, thậm chí cả WeWork, mô hình văn phòng chia sẻ cho người khởi nghiệp cũng xuất hiện tại một số khối đế chung cư tại quận 2, khu Đông Sài Gòn như một xu hướng mới.
Chủ tịch Công ty Vina Office Nguyễn Hồng Hải cho biết, năm 2020 được dự báo là giai đoạn vàng của thị trường văn phòng cho thuê bình dân hoặc cỡ nhỏ sau nửa thập niên 2015-2019 văn phòng hạng A và B làm mưa làm gió với kịch bản khan hàng, giá cao. Nhiều doanh nghiệp bất động sản nắm được nhu cầu thuê văn phòng rất lớn của nhóm doanh nghiệp SME nên đã mạnh dạn nhảy vào thị trường này với tham vọng đánh chiếm thị phần cho thuê tòa nhà trung cấp, hạng C hoặc C+, thậm chí là mô hình văn phòng bình dân.
Hàng loạt công ty cho thuê văn phòng cũng vừa xuất hiện gần đây như Viet Office, HPP Office, Sabay... Những đơn vị này đang nhắm đến đối tượng khách thuê là nhóm doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME), những đơn vị không đủ sức chi trả chi phí thuê văn phòng quá cao và vẫn không ngừng leo thang ở trung tâm thành phố.
(Địa Ốc Kim Quang_tổng hợp)

0 nhận xét:

Đăng nhận xét